Đứng lâu bị đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị?
Đứng lâu bị đau thắt lưng là triệu chứng khá điển hình, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, dù là người già hay trẻ tuổi. Ở bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng với Hatoco đi tìm hiểu đứng lâu bị đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì? cách điều trị ra sao. Bạn đọc hãy theo dõi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.
Đứng lâu bị đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì?
Đau lưng do đứng nhiều có thể xảy ra ở mọi người, tình trạng đau tập trung ở vùng thắt lưng, gây mệt mỏi, đau dai dẳng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng là do việc đứng lâu cột sống phải chịu áp lực lớn của cơ thể. Vì thế xuất hiện những cơn đau có thắt lưng, tình trạng nếu để lâu còn làm đau mỏi cả cơ thể.
Ngoài là các cơn đau cấp tính, việc đứng lâu bị đau thắt lưng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh bí xảy ra khi nhân nhầy cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng, chèn ép và các dễ thần kinh gây đau nhức. Khi bạn đứng lâu các cơn đau thắt lưng sẽ xuất hiện và lan xuống chân. Nếu không được điều trị sớm các biến chứng sẽ trở nên nặng nề hơn.
Gai lưng cột sống
Đây là tình trạng hai bên hoặc hai bên cột sống xuất hiện các gai xương phát triển quá mức để bù đắp cho phần đốt sống bị thoái hóa. Bệnh lý gây nên các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng, đau nhiều hơn mỗi khi vận động. Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay gây tê bì chân tay.
Tình trạng gai cột sống khiến cho chức năng cột sống bị suy giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống sẽ đến với quá trình lão hóa của cơ thể, thường gặp nhiều nhất ở độ tuổi trung niên. Thoái hóa cột sống khi bị suy giảm chức năng, cơ lưng sẽ không còn hoạt động hiệu quả, gây nên nhiều mệt mỏi và đau đớn.
Bệnh lý về thận
Những cơn đau âm ỉ, kéo dài ở vùng thắt lưng cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như suy thận. Người bệnh cần theo dõi thêm các dấu hiệu bị bệnh thận như đau vùng hông lưng từng quặn kèm tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt, tiểu máu…
Viêm ruột thừa
Nếu đau thắt lưng kèm đau bụng dữ dội, kèm theo sốt, buồn nôn, có thể người bệnh đã mắc viêm ruột thừa.

Những ai đứng lâu bị đau thắt lưng?
Dưới đây sẽ là các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này:
– Tuổi tác: Người trên 30 tuổi sẽ thường bị đau lưng nhiều hơn so với người trẻ tuổi. Khi đĩa đệm bị suy yếu, mò theo tuổi tác thì tình trạng bị đau lưng và cứng lưng cũng sẽ dễ gặp hơn.
– Cân nặng: Người thừa cân béo phì khi đứng lên cũng dễ bị đau lưng hơn. Trọng lượng dư thừa sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm.
– Sức khỏe tổng thể không tốt, cơ bụng bị suy yếu sẽ không hỗ trợ tốt cho cột sống, dẫn tới tình trạng căng cơ lưng, bong gân.
– Nghề nghiệp: Những ai thường phải làm công việc nặng nhọc sẽ có nguy cơ bị chấn thương nhiều hơn.
Phương pháp chẩn đoán đứng lâu bị đau nhức lưng
Trường hợp bị đau lưng cấp tính nếu không được điều trị ngay có thể sẽ chuyển sang mạn tính. Các cơn đau sẽ tăng dần, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt mỗi khi đứng lên, ngồi xuống. Lâu dần người bệnh có thể sẽ bị teo cơ đùi, cẳng chân, hạn chế vận động.
Cách chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin tiền sử bệnh, triệu chứng, mức độ và tần suất cơn đau. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp như:
– Chụp X-Quang: Kết quả cho thấy liên kết xương, giúp bác sĩ nhanh phát hiện dấu hiệu bất thường như gãy xương, viêm.
– Chụp MRI, CT: Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, mạch máu, xương….
– Điện cơ: Cách làm này có tác dụng đo xung điện do dây thần kinh tạo ra, qua đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống…

Cách điều trị đứng lâu bị đau thắt lưng hiệu quả
Chăm sóc tại nhà
– Ngay sau khi xuất hiện tình trạng đau lưng khi bị đứng lâu bạn hãy chườm đá vào vùng thắt lưng. Lưu ý là chườm càng sớm càng tốt, trong 48 – 71 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng.
– Ngoài ra bạn cũng có thể chườm nóng hoặc tắm nước ấm, massage thường xuyên để cơ được thư giãn, giảm căng cứng.
– Thực hiện thêm các bài tập hỗ trợ điều trị đau lưng, theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa các cơn đau.
Dùng thuốc
Dựa theo triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo liều phù hợp. Thuốc điều trị có thể là thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm, hoặc có thể tiêm corticosteroid sẽ được chỉ định cho vùng lưng dưới.
Tuy nhiên dùng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời, vẫn có nguy cơ tái phát. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh gặp nhiều rủi ro gây tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể cải thiện trình trạng đau nhức bằng vật lý trị liệu. Có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện… Những cơn đau sau khi được thuyên giảm, các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập ở vùng lưng, cơ bụng, tác dụng là sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cột sống rất phức tạp, vì thế người bệnh nên tìm các bệnh viện chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để phẫu thuật. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro, thời gian phục hồi nhanh hơn.

Biện pháp phòng ngừa đứng đầu bị đau thắt lưng
Để giảm nguy cơ đau lưng, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:
– Bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng stress liên tục.
– Những ai làm việc văn phòng nên có tư thế làm việc phù hợp, đảm bảo hai chân thoải mái. Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên đi lại vận động để máu được lưu thông, giảm áp lực cho cột sống.
– Khi nâng vác vật nặng, bạn nên dang rộng 2 chân, ngồi xổm xuống, lưng giữ thẳng, dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
– Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục thể thao
– Kiểm soát tốt cân nặng, tránh để thừa cân béo phì vì sẽ gây áp lực cho cột sống.
– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và magie, kali trong bữa ăn hằng ngày. Đồng thời cũng uống đủ nước để tránh cơn đau, cơ thể phục hồi nhanh hơn sau vận động.
– Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh
– Sử dụng đai lưng thảo dược Hatoco để cố định cột sống, hạn chế chấn thương khi vận động, giúp người bệnh phục hồi sau chấn thương nhanh hơn. Thành phần chính trong đai lưng thảo dược Hatoco là thảo dược tự nhiên nên điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Khi thảo dược được làm nóng sẽ lan tỏa mùi hương dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn tinh thần, ngủ ngon, tuần hoàn máu tốt hơn.
Trên đây là nội dung bài lý giải đứng lâu bị đau thắt lưng là bệnh gì, mong rằng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Mỗi ngày website đều cập nhật nhiều tin tức mới, bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi nhé.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!