Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất? Bệnh có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm trước kia là căn bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi thì nay đối tượng mắc phải đã trẻ hóa hơn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen lối sống không tốt, thiếu khoa học. Vậy những ai dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất? Dưới đây Hatoco sẽ trình bày rõ tới bạn.
Dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm?
Đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Đĩa đệm có khả năng đàn hồi tốt nên được coi như là bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.
Những người từ 30 trở đi đĩa đệm sẽ mất đi độ mềm mại, nhân nhầy bị khô, vòng sụn sẽ bị xơ hóa, dễ rách và rạn nứt. Chỉ cần có sự tác động từ bên ngoài là đã có thể bị rách, thoát ra bên ngoài, đồng thời chui vào cột sống, chèn ép rễ thần kinh tạo ra những cơn đau vùng cột sống.

Một số dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm?
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bạn sẽ nhận thấy có các cơn đau dọc vùng gáy, lan rộng từ bả vai đến cánh tay, tê dọc khắp bàn tay. Cơ lực tay của bệnh sẽ giảm dần, mỗi khi cầm nắm, vác, xách sẽ cảm thấy đau.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các cơn đau xuất hiện âm ỉ khắp vùng thắt lưng. Mỗi khi ho hoặc hắt hơi hoặc vận động mạnh cơn đau sẽ nặng hơn. Khi cử động, cột sống sẽ mất đi khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được thấp.
Hệ quả của thoát vị đĩa đệm là gì?
Với người cao tuổi, khi xuất hiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Kể cả người trẻ tuổi cũng không được chủ quan.
– Đĩa đệm chèn ép tủy cổ, người bệnh có thể bị tàn phế hoặc bại liệt
– Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, gây hiện tượng đau hoặc tê
– Trong trường hợp bị chèn ép dây thần kinh vùng thắt lưng sẽ gây rối loạn cơ tròn, người bệnh không thể tự chủ trong việc đại tiểu tiện. Lâu dần sẽ làm mất đi khả năng lao động.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Ai dễ mắc thoát vị đĩa đệm nhất?
Tại nước ta, hiện bệnh lý thoát vị đĩa đệm đang trở thành bệnh thường gặp ở những người trưởng thành, tỷ lệ trung bình trên 30%. Nếu như trước đây chỉ gặp ở người lớn tuổi thì ngày nay do thói quen sinh hoạt, làm việc thì những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Người cao tuổi
Những người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi tuổi càng cao, cấu trúc xương khớp bắt đầu suy yếu, thiếu chất dẫn tới quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Khi áp lực lên đĩa đệm lớn, bao xơ sẽ yếu dần đi, lúc này tình trạng thoát vị đĩa đệm xuất hiện chỉ còn là thời gian.
Nhóm người ngồi lâu
Do đặc thù công việc phải ngồi lâu, đứng nhiều như: Nhân viên văn phòng, giáo viên, kiến trúc sư, kế toán,… Sẽ là đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm.
Nhóm người lao động phổ thông
Những người phải khuân vác nặng, lặp đi lặp lại nhiều lần do sai tư thế. Cường độ làm việc quá cao cũng gây nên tác động lớn cho đĩa đệm, nhân nhầy sẽ dễ bị thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.
Nhóm người làm việc thiếu khoa học
Những ai có thói quen sinh hoạt không đúng, ví dụ như gối quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng một bên, vận động viên, diễn viên múa,…Nhóm người này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm và gây ra thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
Người mắc bệnh cột sống bẩm sinh
Những ai bị bẩm sinh các bệnh như gù vẹo, gai cột sống,… Hoặc phải các chấn thương do va đập hoặc trong lúc chơi thể thao không chữa trị sẽ gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.
Nhóm người thừa cân béo phì
Đối tượng thừa cân béo phì sẽ gây áp lực cho cột sống thắt lưng, lâu dần đĩa đệm sẽ bị thoái hóa và tổn thương

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tình trạng bệnh
Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng như tê liệt, đau và yếu cơ sẽ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Những dấu hiệu này có thể điều trị hiệu quả thông qua vật lý trị liệu sử dụng đai lưng thảo dược mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Sự kiên trì của bệnh nhân
Chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần phải kiên trì, thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu nóng vội sẽ không cho kết quả mong muốn.
Trên đây là lý giải ai dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích để bạn chủ động phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, mỗi ngày website đều cập nhật thêm nhiều tin tức mới, bạn đọc hãy truy cập thường xuyên nhé.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!