Gối thảo dược giữ nhiệt bao lâu? Loại nào tốt nên dùng?
Gối thảo dược làm nóng bằng hồng ngoại là dòng sản phẩm chữa bệnh tiên tiến, có nhiều lợi ích vượt trội hơn so với các dòng gối chườm thông thường. Hiện có khá nhiều người thắc mắc gối thảo dược giữ nhiệt bao lâu? để giúp bạn trả lời câu hỏi này, Hatoco sẽ giải đáp chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.
Công dụng của gối thảo dược đối với sức khỏe
Thành phần chính bên trong gối thảo dược là các dược liệu tự nhiên như: Thiên niên kiện, Hoa cúc, Bạch thược, Tang Diệp, Đại hồi, Quế chi… Đây đều là những thảo dược quý trong Đông y, có tác dụng điều trị bệnh rất tốt.
Hiện nay, gối thảo dược được thường được sản xuất với 02 công dụng điều trị bệnh đó là: Giảm đau xương khớp và Hỗ trợ ngủ ngon. Dựa vào chức năng sử dụng gối thảo dược sẽ có các thành phần thảo dược khác nhau.
Một số lợi ích cụ thể khi sử dụng gối thảo dược
– Điều trị đau mỏi cổ vai gáy, đau dây thần kinh tọa
– Tác dụng an thần, giải tỏa stress
– Điều trị mất ngủ, ngủ không ngon giấc
– Giúp tóc mọc nhanh, phòng chống u nang ở phụ nữ
– Ngăn chặn tình trạng lão hóa da

Xem thêm: Gối thảo dược làm quà tặng được không? Nên chọn loại nào?
Gối thảo dược giữ nhiệt bao lâu?
Để gối thảo dược phát huy công dụng tốt, việc sử dụng gối thảo dược đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi gối thảo dược được tác động bằng sức nóng sẽ giúp các tinh chất dễ dàng thẩm thấu vào cơ thể, điều trị các tổn thương hiệu quả hơn. Vậy gối thảo dược giữ nhiệt bao lâu? Đối với các dòng gối thảo dược làm nóng bằng lò vi sóng, thời gian giữ nhiệt của gối thảo dược khi sử dụng là khoảng 30 – 45 phút. Còn đối với sản phẩm gối giữ nhiệt làm nóng bằng hồng ngoại có tích hợp bộ cắm điện thì trong quá trình sử dụng sẽ cắm điện liên tục, gối sẽ được làm nóng ổn định, bạn có thể chườm trong khoảng thời gian và mình mong muốn mà không cần phải mất công đi làm nóng bằng lò vi sóng thêm.

Mua gối thảo dược nào giữ nhiệt tốt nhất?
Việc lựa chọn một sản phẩm gối thảo dược vừa điều trị bệnh tốt lại đa năng và thuận tiện sử dụng là điều mà ai cũng mong muốn. Và sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu này đó chính là gối thảo dược Hatoco được phân phối chính hãng bởi công ty Rezkin Việt Nam.
Giới thiệu về gối thảo dược Hatoco
Thành phần
100% thảo dược tự nhiên như Gừng, Quế, Ngải cứu, Bạch chỉ, Thiên niên kiện, Tinh dầu tràm…
Công dụng
Dưới tác động của nhiệt hồng ngoại cùng tinh chất thảo dược, gối có tác dụng
– Giảm đau mỏi do căng cơ, giảm hiện tượng cứng khớp
– Giảm đau nhức, phù nề, giảm viêm
– Chữa đau mỏi cổ, vai gáy
– Giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn cho mọi người
– Giảm đau bụng kinh và giữ ấm cơ thể cho chị em phụ nữ

Đối tượng sử dụng
– Nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều, ít vận động
– Người già xương khớp bị thoái hóa, đi lại khó khăn
– Người lao động năng, lái xe phải ngồi nhiều trong một tư thế
– Người bệnh phải nằm lâu một chỗ, ít ngày vận động nên tê mỏi cơ thể
– Các spa trung tâm chăm sóc sức khỏe
Cách sử dụng gối thảo dược Hatoco
Bước 1: Bạn lắp dây từ adaptor vào tấm sinh nhiệt, cắm adapter vào nguồn điện sinh hoạt
Bước 2: Đặt gối vào vị trí mà bạn cần chườm giảm đau. Lưu ý là trong quá trình sử dụng bạn cần phải cắm điện liên tục.
Bước 3: Bạn nhấn nút điều khiển, sau đó đợi khoảng 15 phút để gối thảo dược nóng lên. Sau đó bạn chườm thư giãn.
Bước 4: Sau khi sử dụng xong, bạn đợi gối thảo dược nguội hẳn mới cất đi
Một số lưu ý khi sử dụng
– Không chườm lên vùng da bị niêm mạc, vết thương hở
– Không sử dụng gối khi đang nằm ngủ
– Mỗi lần chườm gối khoảng 60 phút, mỗi ngày chườm 1 – 2 lần
– Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 13 tuổi
– Người bị mất cảm giác nhiệt nên có người thân giám sát bên cạnh
– Khi mới sử dụng nếu thấy cơ thể có gì bất thường cần ngưng sử dụng ngay
Vậy là Hatoco đã giúp bạn giải đáp gối thảo dược giữ nhiệt bao lâu, mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích đến bạn đọc. Để quá trình sử dụng gối đạt kết quả tốt, bạn hãy ưu tiên chọn những chiếc gối có khả năng làm nóng lâu và ổn định như gối thảo dược Hatoco. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những nội dung tiếp sau.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!