Cây ngải cứu là gì? Có công dụng ra sao đối với sức khỏe?
Cây ngải cứu không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, không những là món ăn bổ dưỡng, loài cây này còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh. Để hiểu rõ cây ngải cứu là gì? Có công dụng chữa bệnh ra sao, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hatoco nhé.
Cây ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu là cây trồng quen thuộc trong vườn rau của gia đình Việt. Cây còn có một số tên gọi khác như: Ngải diệp, thuốc cứu.
Đặc điểm của cây là cao trung bình từ 0.4 – 1m, thuộc họ cúc, cây thân thảo với chu kỳ sống lâu năm. Lá cây ngải cứu mọc so le với màu xanh đậm ở trên, màu trắng lông ở dưới.
Cây ngải cứu có vị gì? Theo Đông y, cây có vị đắng, tính ấm, có mùi thơm. Khi đi vào cơ thể sẽ đến các cơ quan như tỳ, can, thận.
Cây thường được thu hoạch vào tháng 6 hằng năm. Bộ phận có thể sử dụng ở cây chủ yếu là lá. Mọi người có thể trồng cây thông qua phương pháp giâm cành hoặc sử dụng cây non đều được. Hoặc khi cây ngải cứu đơm hoa, kết quả, cho ra hạt bạn cũng có thể gieo trồng theo phương pháp sử dụng hạt.

Xem thêm: Bài tập cho người viêm cột sống dính khớp dễ thực hiện
Công dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe?
Không chỉ là loài thảo dược dễ kiếm và ngải cứu còn có thể đem đến nhiều công dụng trong việc điều trị nhiều bệnh:
Trị bệnh xương khớp
Ngải cứu có tính ấm nên thường xuyên sử dụng để điều trị các bệnh đau xương khớp. Công dụng là tăng cường lưu thông máu, khí huyết, tốt cho xương khớp, kháng viêm, giảm đau… Đặc biệt là đối với những ai bị thấp khớp, gai cột sống.. Sử dụng nước cốt pha ngải cứu uống cùng mật ong hoặc làm thuốc đắp sẽ giúp giảm đau và kháng viêm khá tốt.
Ngải cứu cũng là thành phần chính bên trong đai lưng thảo dược Hatoco. Loại đai này có tác dụng giảm đau cột sống, giúp kháng viêm, giúp lưu thông khí huyết. Sử dụng đai lưng thảo dược Hatoco trước khi đi ngủ còn giúp thư giãn tinh thần, hương thơm từ ngải cứu sẽ giúp mọi người ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Giúp cầm máu
Thành phần bên trong ngải cứu có chứa chất kháng viêm, giảm đau, sát khuẩn và cầm máu cực tốt. Chính vì điều đó, cây ngải cứu cũng có thể áp dụng trong các bài thuốc hỗ trợ sơ cứu khẩn cấp khi bị đứt tay, chấn thương…
Điều hòa kinh nguyệt
Chị em phụ nữ nào bị đau bụng kinh thường xuyên với các triệu chứng như chướng bụng, đau lưng… Có thể sử dụng ngải cứu để là bài thuốc điều hòa và giảm đau.
Chữa suy nhược cơ thể
Trong Đông y, ngải cứu được biết đến là bài thuốc bổ. Mọi người có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với táo đỏ, hạt sen hầm chung gà ác. Món ăn này sẽ giúp khai thông khí huyết, trị chứng suy nhược cơ thể, chán ăn cho những bệnh nhân lâu ngày ốm dậy.
Chữ mẩn ngứa, mề đay
Tinh dầu từ cây ngải cứu có chứa thành phần kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Do đó, sử dụng thảo dược trong bài thuốc trị nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa… Sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Bạn sẽ giã nát lá ngải cứu, đắp lên khu vực bị mẩn ngứa và mụn nhọn, sẽ đem tới cải thiện nhanh chóng.
Giúp lưu thông máu
Người hay bị hoa mắt chóng mặt rất nên sử dụng lá ngải cứu trong các bữa ăn để giúp máu lưu thông tốt hơn. Với ngải cứu, mọi người có thể chế biến với trứng, món canh…
Chữa bệnh hô hấp trên
Kết hợp cây ngải cứu với lá khuynh diệp, lá bưởi sẽ giúp cải thiện chứng ho khan, cảm, đau họng…. Bạn sẽ dùng lá để đun nước uống.

Một số bài thuốc và món ăn từ rau ngải cứu
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Trị cảm cúm: Bạn sử dụng lá ngải cứu, lá khuynh diêp, vỏ bưởi, tất cả mang đi phơi khô sau đó đun với 2 lít nước. Khi nước sôi bạn mang đi xông trong vòng 15 phút. Thực hiện 2 – 3 ngày liên tiếp bệnh sẽ được thuyên giảm.
Dưỡng da: Bạn rửa sạch ngải cứu và trần qua nước nóng, sau đó thái nhỏ, đun sôi với 500ml. Sau đó bạn lọc bỏ bã, để nguội, bôi lên dùng da muốn dưỡng.
Trị mụn cóc: Bạn giã nát lá ngải cứu sau đó đắp lên vùng bị mụn cóc hoặc mụn cơm, bạn có thể sử dụng liên tục từ 3 – 10 ngày để có hiệu quả tốt.
Trị bong gân: Lá ngải cứu tươi bạn giã nát, sau đó tẩm cùng với rượu, bôi vào vị trí bị bong gân, mỗi ngày bôi 1 lần. Bạn có thể thay thế rượu bằng giấm đều được.
Tắm với ngải: Ngải cứu có tác dụng khử trùng và đuổi tà khí, diệt côn trùng. Đo đó tắm bằng lá ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Cách nấu nước tắm ngải cứu đó là bạn rửa sạch lá ngải, đun sôi 5 – 10 phút, sau đó vớt lá ngải đổ vào chậu tắm. Tinh dầu lá ngải cứu bay hơi sẽ có tác dụng giảm ho, long đờm, điều trị chống dị ứng. Ngoài tắm, bạn cũng có thể dùng loại nước này để ngâm chân chữa ho đờn.
Xoa lên da: Bạn sẽ sử dụng lá ngải cứu ngâm vào dầu tràm trà, cất trong chai thủy tinh khoảng 1 thoáng để tinh chất ngải cứu tan vào dầu, tạo mùi thơm. Sau đó bạn lọc dầu và thêm tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, cỏ canh rồi đựng trong chai lăn để dùng làm thuốc chống muỗi tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ lại thân thiện với môi trường.
Cứu ngải: Trong Đông Y, tác dụng của ngải cứu là ôn dương bổ khí, thư giãn kinh mạch, hóa ứ tát kết, bổ trung ích khí. Mùa hè sẽ là mùa dương khí vượng nhất trong năm. Vì thế sử dụng ngải cứu trong thời gian này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Phướng pháp cứu ngải đó là bạn sẽ đốt cháy điếu ngải cứu, sau đó hơ lên các huyệt vị trên cơ thể, nhiệt của ngải cứu sẽ thấm vào cơ thể, kinh mạch, từ đó giúp thư giãn tinh thần, chữa nhiều bệnh lý.
Chườm ngải: Lá ngải cứu bạn sao lên cho nóng, cho thêm một chút cám gạo hoặc muối hạt để tăng khả năng giữ nhiệt. Sau đó bạn bọc trong khăn vải rồi chườm vào vùng bị bệnh. Ngải cứu sau khi chườm nóng sẽ giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng, đau bụng khi bị hành kinh, lạnh buốt chân tay mỗi khi trời lạnh.

Món ăn từ cây ngải cứu
Trứng rán ngải cứu: Món ăn này đơn giản, dễ làm, tác dụng là giúp lưu thông máu, loại bỏ máu ứ, có lợi cho quá trình trao đổi chất, loại bỏ chứng lạnh trong tử cung. Mỗi tuần bạn có thể ăn trứng rán ngải cứu 1 – 2 lần.
Óc heo chưng ngải cứu: Món ăn ngày khá ngon, kích thích vị giác. Tác dụng của hai hỗn hợp này giúp quá trình chuyển hóa chất được tốt hơn.
Gà ác hầm ngải cứu: Nguyên liệu gồm 1 con gà ác, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 250 ngải cứu hầm trong nửa lít nước. Khi nước cạn còn khoảng 1/2 nước thì bạn chia thành 05 phần ăn cả ngày. Món ăn ngày thích hợp với những ai bị suy nhược cơ thể, kém ăn.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng ngải cứu
Ngải cứu có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng khi sử dụng cần phải đảm bảo đúng cách, không được dùng bừa bãi.
Dùng ngải cứu theo chỉ định của bác sĩ
– Theo các bác sĩ, ngải cứu bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ, không nên dùng nhiều quá vì sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng. Nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều sẽ làm cho thần kinh hưng phấn quá mức dẫn tới tay chân bị co giật, run rẩy. Trường hợp người nào quá mẫn cảm sẽ bị liệt toàn thân, thần kinh co cứng.
– Vì vậy nếu bạn muốn sử dụng ngải cứu để trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mỗi tuần chỉ nên 1 – 2 lần, tránh ăn liên tục trong thời gian dài vì có thể sẽ tích tụ độc tố gây hại cho cơ thể.
– Đối với phương pháp cứu ngải, chườm ngải sau khi thực hiện bạn nên tránh tiếp xúc với gió, hơi lạnh. Đồng thời cũng không nên rửa tay hoặc tắm bằng nước lạnh trong vòng nửa giờ, không uống nước lạnh có đá, thay vào đó bạn nên uống nhiều nước ấm để hiệu quả điều trị được tốt nhất.
– Không nên kết hợp ngải cứu với nghệ vì có thể dễ bị ngộ độc. Bạn chú ý không nên kết hợp bài thuốc nào khi có 2 nguyên liệu này.
Những ai nên và không nên sử dụng ngải cứu
Đối tượng nên sử dụng:
– Chị em đang gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh khó chịu trong thời gian dài.
– Người đang gặp các vấn đề về xương khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống..
– Người bị suy nhược cơ thể, hấp thu chất dinh dưỡng kém, có thể sử dụng ngải cứu để tăng khả năng hấp thu
– Người bị mụn nhọt, thường xuyên nổi mề đay
– Người bị viêm hô hấp trên
Đối tượng không nên sử dụng
– Người đang bị viêm gan thận, bị rối loạn đường ruột
– Phụ nữ đang mang thai trong 03 tháng đầu có thể sử dụng ngải cứu làm bài thuốc an thai, tuy nhiên sau giai đoạn này không nên sử dụng nữa.
– Phụ nữ đang cho con bú
– Người bị động kinh, thành phần Thujobe kích thích não bộ, đồng thời cũng có thể gây co giật. Hơn nữa, ngải cứu còn có thể sẽ làm phản thuốc và làm tác dụng thuốc điều trị động kinh giảm tác dụng
– Người bị bệnh tim, sử dụng ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa
– Người có tiền sử bị dị ứng với các thành phần tinh chất ngải cứu
Bài viết trên đây Hatoco đã giới thiệu cây ngải cứu là gì và công dụng đối với sức khỏe. Ngải cứu thục sự là một loài cây quý, tốt cho sức khỏe nhưng chỉ có lợi khi sử dụng với liều lượng hợp lý. Mong rằng thông tin mà Hatoco chia sẻ hữu ích tới bạn, bạn hãy áp dụng ngay những bài thuốc, món ăn từ ngải cứu để nâng cao sức khỏe và tinh thần nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viêt, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung tiếp sau.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!