Lá ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì? Ăn đúng cách thế nào?
Trứng gà ngải cứu là món ăn khá quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên lá ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì thì không phải ai cũng rõ. Ở chuyên mục bài viết hôm nay Hatoco sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích của món ăn này.
Lá ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng và ngải cứu là món ăn bổ dưỡng giàu protein, vitamin A, D, E và B12 rất dồi dào. Còn ngải cứu là một loại thảo dược rất tốt được y học cổ truyền đánh giá cao.
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, có vị đắng, cay và tính hơi ấm, ngải cứu nổi tiếng nhờ khả năng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai và có tác dụng cầm máu. Không chỉ vậy, ngải cứu còn chứa nhiều hoạt chất như tinh dầu, flavonoid và các axit amin hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa, kinh nguyệt không đều.
Trứng gà có tính lạnh, vị mặn, theo đông y trứng gà sẽ giúp yên ngũ tạng, bổ khí huyết, làm mát cổ và an thai. Đặc biệt lòng đỏ trứng gà có vị ngọt ấm, có công dụng dưỡng âm, kiện tì vị và hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ do hư âm.
Sự kết hợp của hai nguyên liệu này không chỉ tạo nên món ăn thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Món trứng gà giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết, làm ấm tử cung, đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh,…

Xem thêm: Ăn ngải cứu có tác dụng gì? Những ai nên và không nên sử dụng?
Vậy ăn ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì?
Hỗ trợ lưu thông máu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đông y, ngải cứu có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt do lưu thông máu kém. Những ai đang gặp tình trạng này một tuần có thể ăn 2 – 3 bữa trứng ngải cứu, triệu chứng đau mỏi đầu sẽ đỡ đi phần nào.
Để việc điều trị đau đầu, mỏi gáy được hiệu quả hơn bạn cũng nên sử dụng thêm gối thảo dược Hatoco. Thành phần bên trong gối thảo dược 100% là thảo dược tự nhược tự nhiên như Đại hồi, Ngải cứu, Đinh lăng, Sả, Quế… tác dụng là phòng và điều trị bệnh mất ngủ, đau mỏi vai gáy rất an toàn và lành tính. Không những có công dụng giảm đau, gối thảo dược Hatoco còn giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Gối thảo dược chữa bệnh bằng cách làm nóng nhiệt hồng ngoại, dưới tác động kép giữa nhiệt lượng và tinh chất thảo dược sẽ giúp việc điều trị các vùng cơ xương khớp bị tổn thương hiệu quả hơn. Nhờ đó mà các cơn đau mỏi được điều trị tận gốc.
Suy nhược cơ thể
Ngải cứu vẫn luôn là một bài thuốc quý trong y học cổ truyền. Khi kết hợp với ngải cứu với các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ cùng gà hầm sẽ tao nên món ăn giàu dưỡng chất, giúp khai thông khí huyết, kích thích tiêu hóa và cải thiện chứng suy nhược cơ thể. Đặc biệt với những ai mới ốm dậy, mắc bệnh lâu ngày có thể ăn để bồi bổ cơ thể.
Điều trị bệnh lý xương khớp
Nhờ đặc tính và khả năng kháng viêm, ngải cứu rất được khuyến khích sử dụng trong bài thuốc điều trị xương khớp. Lá ngải cứu giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, chống viêm.
Những ai đang mắc các bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm sử dụng các món ăn có ngải cứu sẽ hỗ trợ điều trị từ bên trong.

Điều hòa kinh nguyệt
Trứng ngải cứu có tính ấm, lá ngải giúp giảm đau bụng kinh, đau lưng, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ, đặc biệt là với những ai kinh nguyệt không đều. Ngoài ăn trứng ngải cứu, các chị em có thể uống nước lá ngải cứu khô, chườm massage bụng bằng ngải cứu.
Hỗ trợ cầm máu
Một công dụng khác của ngải cứu là khả năng cầm máu nhanh. Ngải cứu có thành phần kháng viêm, sát khuẩn nên giúp giảm đau và hạn chế tình trạng chảy máu bị thương. Đây là phương thuốc trong đông y chuyên dùng để sơ cứu trong các trường hợp bị đứt tay, rắn cắn.
Vậy là Hatoco đã giúp bạn hiểu được Ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì. Món ăn này rất tốt cho sức khỏe, vì thế bạn hãy thường xuyên chế biến cho các thành viên của gia đình mình.
Ăn trứng gà ngải cứu đúng cách thế nào?
Trứng gà ngải cứu là món ăn ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên và không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi trong trứng gà chứa nhiều protein, cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể sẽ làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Đặc biệt đối với những ai mắc sỏi thận hay xơ vữa động mạch vành cần hạn chế ăn trứng, vì các thành phần dinh dưỡng trong trứng có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn trứng gà ngải cứu với tần suất hợp lý. Nên ăn cách ngày hoặc liệu trình 7 – 10 ngày, sau đó có thể ngừng một thời gian để chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Việc ăn quá nhiều cùng thời điểm sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, đồng thời cũng gây nổi mụn, khó tiêu.
Trong trường hợp bạn không thuốc nhóm người phải ăn uống kiêng khem thì việc ăn trứng gà một cách điều độ sẽ giúp bổ huyết, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau xương khớp.
Vì thế trứng gà ngải cứu sẽ thực sự tốt khi bạn ăn đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Để chắc chắn hơn bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn phù hợp nhất với mình.

Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu
– Người bị viêm gan: Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng có độc tố. Người bệnh đang bị viêm gan khi ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan do trúng độc và viêm gan vàng da.
– Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu ăn quá nhiều trứng ngải cứu trong thời gian đầu thai kỳ cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp tử cung dẫn tới sảy thai sinh non.
– Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu làm tăng việc đi tiểu nhiều, tác dụng chữa nhuận tràng. Do đó người đang bị rối loạn đường ruột thì không nên ăn trứng ngải cứu.
Cách nấu trứng gà ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng
Sau đây Hatoco sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lá ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện
Bước 1: Rau ngải cứu bạn nhặt cọng non, lá bánh tẻ, bỏ cọng già và cứng đi. Sau đó bạn mang đi rửa sạch, vẩy ráo nước, thái nhỏ
Bước 2: Bạn đập trứng gà vào bát ngải cứu, nêm 1 thìa cafe nước mắm, ½ cafe muối, ½ thìa cafe hạt nêm, dùng đũa khuấy đều, để khoảng 4 – 5 phút để ngải cứu ngấm gia vị.
Bước 3: Chiên trứng ngải cứu sẽ có 02 cách. Ngon nhất là làm theo cách ngày xưa, đó là dùng lá chuối lót chảo gang để nướng. Bạn cho lá chuối lên chảo một lúc cho mềm dai rồi cho trứng ngải cứu lên tren, gập đôi nướng trên lửa nhỏ cho tới khi chuối chuyển sang màu thâm đen, trứng chín xém vàng được.
Đơn giản hơn bạn chỉ cần cho một lớp dầu ăn hoặc mỡ mỏng vào chảo, sau đó cho hỗn hợp trứng và ngải cứu vào chiên vàng là được.
Yêu cầu thành phẩm: Ngải cứu sẽ hơi đắng, trứng béo ngậy, thoảng chút ngai ngái khi nướng trên lá chuối.
Bài viết trên đây Hatoco đã giúp bạn giải đáp Lá ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn thông tin hữu ích. Đây là món ăn bổ dưỡng vì thế bạn hãy thường xuyên chế biến cho người thân nhé.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!