Ngải cứu ăn sống được không? Hướng dẫn cách ăn tốt cho sức khỏe?
Ngải cứu không chỉ là món rau đơn thuần trong bữa ăn của gia đình Việt mà còn là thảo dược quý trong Đông y. Vì thế ngải cứu sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau, ở bài viết hôm nay Hatoco sẽ giải đáp tới bạn nội dung ngải cứu ăn sống được không? bạn đọc hãy theo dõi để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.
Ăn ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe
Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu 0.20 – 0.34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene…
Cây ngải cứu có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, mọi người có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc chế biến các món ăn.
Theo Đông y, cây ngải có vị đắng, có mùi thơm, khi đi vào cơ thể qua các cơ quan như kinh tỳ, can, thận sẽ giúp điều trị một số bệnh như:
Trị cảm
Cây ngải cứu có tính ấm nên trong đông y dùng để chữa ho, giảm đờm khá hiệu quả. Cách sử dụng rất dễ, bạn chỉ cần dùng 100g ngải cứu, 100gr lá húng chanh, 100gr lá tía tô và nửa lít nước đun sôi. Bạn sử dụng hỗn hợp này khoảng 5 – 7 ngày liên tục để trị ho, giảm hoa mắt và chóng mặt.
Lưu thông máu
Trong thực đơn hằng ngày, bạn bổ sung thêm ngải cứu sẽ giúp quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Tác dụng của việc sử dụng ngải cứu đó là điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Bởi bên trong lá ngải cứu có chứa các hoạt chất giảm các cơn đau đầu, làm thần kinh hưng phấn hơn.

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, bị đau mỏi cổ vai gáy thì hãy sử dụng thêm gối thảo dược Hatoco. Bên trong gối thảo dược Hatoco có chứa các thảo dược quý như Ngải cứu, Chanh, Sả, Lá lốt, Gừng, Quế chi, Đại hồi… Khi các thảo dược này kết hợp với nhau sẽ giúp chữa trị các đau mỏi trong cơ thể. Một số lợi ích khi dùng gối thảo dược như
– Giảm tình trạng đau lưng, đau thần kinh tọa
– Giúp tăng tuần hoàn máu đến các vùng cơ bị chèn ép, dây thần kinh
– Thư giãn tinh thần, giải tỏa stress
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho những ai ngủ không ngon
– Mang gối thảo dược Hatoco được coi là một giải pháp dự phòng cho các vấn đề xương khớp
– Đối với các chị em phụ nữ, sử dụng gối thảo dược còn giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da
Xem thêm: Ngải cứu kỵ gì? Ăn đúng cách thế nào?
Phục hồi thể trạng
Các món ăn từ ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, đặc biệt là dành cho những ai mới sinh, người mới ốm dậy.
Giảm đau, cầm máu
Lá ngải cứu giã nát có tác dụng cầm máu rất tốt, bởi trong loại lá này có chứa lượng lớn axit amin cùng một số hoạt chất khác có tác dụng giảm đau khá tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa
Thành phần bên trong lá ngải cứu sẽ giúp làm giảm co thắt ở ruột và dạ dày. Vì thế khi ăn các món ăn từ ngải cứu sẽ thúc đẩy sự thèm ăn, kích thích tăng sinh tuyến nước bọt, các enzym tiêu hóa hoặc protein để trao đổi chất, giúp cho hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
Trị bệnh da liễu
Các chị em nào đang bị viêm da, bị mụn trứng cá có thể dùng lá ngải cứu để giã nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại. Áp dụng cách này một tuần khoảng 2 – 3 lần tình trạng viêm da sẽ được cải thiện đáng kể.
Hoặc với các bé hay bị rôm sảy có thể dùng lá vò nát, lọc lấy nước hòa vào nước tắm sẽ giúp giảm mẩn ngứa, rôm sảy.

Ngải cứu ăn sống được không?
Có khá nhiều người thắc mắc là rau ngải cứu ăn sống được không? Thì theo các bác sĩ bạn không nên ăn ngải cứu sống, thay vào đó bạn hãy chế biến ngải cứu lên để sử dụng. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh, làm trà, hầm.
Lý do bạn không nên ăn ngải cứu sống
– Chứa độc tố: Ngải cứu có thể gây hại cho cơ thể vì các hoạt chất không tốt chưa được xử lý qua nhiệt. Khi được nấu chín, các chất này sẽ bị phân hủy hoặc loại bỏ, các độc tính sẽ được giảm đi nên an toàn hơn.
– Gây hại cho gan: Ăn ngải cứu sống có thể sẽ gây ra tác dụng phụ như nóng trong, mất ngủ, mụn nhọt, hồi hộp.
– Gây ra tác dụng phụ: Ăn ngải cứu tươi sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ, hồi hộp, đặc biệt là mụn nhọt sẽ lên nhiều hơn.

Các cách chế biến ngải cứu an toàn cho sức khỏe
Hướng dẫn sắc thuốc từ ngải cứu
Tác dụng của bài thuốc này là giúp chữa các bệnh xương khớp. Bạn sẽ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
– Bạn chuẩn bị một bó ngải cứu tươi hoặc khô, sau đó đem đi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với 0.5 lít nước trong thời gian 20p. Sau đó đổ nước thuốc chia làm 3 phần, sử dụng 3 lần/ngày.
Bài thuốc này khi sử dụng cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, công dụng sẽ đến từ từ, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện.
Kết hợp giấm với ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị
– 100g lá ngải cứu và giấm gạo
Cách thực hiện
– Bạn rửa sạch lá ngải cứu sau đó giã nát
– Bạn cho một chút giấm vào trộn cùng với bã ngải cứu, lưu ý là không để cho hỗn hợp quá bị ướt.
– Sau đó bạn làm nóng hỗn hợp rồi cho vào một túi vải sạch
– Chườm nhẹ lên vùng xương khớp bị đau trong khoảng 15 phút
Lá ngải cứu mật ong
Tác dụng của bài thuốc này là giúp chữa đau đầu, lưu thông khí huyết…
Cách thực hiện: Lá ngải cứu bạn rửa sạch với nước muối, sau đó giã nát, vắt lấy nước, thêm mật ong vào phần nước cốt đã chiết được. Để phát huy công dụng tốt, bạn nên uống hỗn hợp này vào các buổi trưa và buổi chiều trong 02 tuần. Kiên trì thực hiện chứng đau mỏi đầu sẽ được cải thiện tốt.
Lá ngải cứu đậu đen
Lá ngải cứu ngâm đậu đen có tác dụng phục hồi khí huyết hư tổn. Bạn ngâm đậu đen trong nước đến khi mềm, lấy toàn bộ đậu đen mang đi đun sôi với lá ngải cứu, trứng gà (Lưu ý là đun nhỏ lửa đến khi nhín chừ). Trứng gà sau khi chín ăn cùng với ngải cứu và đậu đen liên tục trong vòng 10 ngày để chữa đau đầu.
Bài thuốc chữa bệnh đau đầu, kèm cảm cúm
Bạn chuẩn bị lá ngải cứu, lá tía tô, lá tần dày – mỗi loại 100gr và 50gr lá sả. Bạn đun dược liệu trên trong 1 lít nước cho đến giảm còn khoảng 300ml nước để uống dần trong 3 – 4 ngày. Tình trạng đau mỏi cổ, cảm cúm sẽ được khắc phục.
Lá ngải cứu rang muối
Lá ngải cứu rang muối có tác dụng điều trị viêm khớp, phong thấp. Ngải cứu kết hợp với muối tạo ra các hoạt chất sát khuẩn mạnh, ngoài ra còn có tác dụng khám viêm, giảm đau nhức hiệu quả.
Các bước chuẩn bị
– Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm lá ngải cứu, muối hạt
– Sau đó bạn rửa lá ngải cứu bằng nước sạch để cho ráo nước, sau đó bạn đem rang chung với muối cho nóng.
– Cuối cùng bạn đổ hỗn hợp vừa rang ra một khăn mềm hoặc túi vải bọc lại và tiến hành chườm nóng lên vùng khớp bị viêm.
Bài viết trên đây Hatoco đã giúp bạn giải đáp ngải cứu ăn sống được không. Bạn đọc lưu ý là loài rau này không nên ăn sống vì sẽ sản sinh ra những độc tố không tốt. Vì thế việc sử dụng đúng cách ngải cứu để phát huy công dụng là rất quan trọng, bạn hãy sử dụng đúng mục đích và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn. Tốt nhất là bên nên tham khảo trước chỉ định của bác sĩ để xem mình nên có chế độ ăn như thế nào sao cho phù hợp.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!