Ngải cứu kỵ gì? Ăn đúng cách thế nào?
Ngải cứu là loại rau mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, an thai…. Để rau ngải phát huy công dụng tốt, việc sử dụng đúng cách rất quan trọng, vậy ngải cứu kỵ gì, cách ăn đúng cách thế nào? Bài viết dưới đây Hatoco sẽ chia sẻ tới bạn.
Tìm hiểu về thành phần của cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thân cỏ, thuộc học cúc, được trồng và mọc dại ở nhiều nơi. Cây có vị đắng, thơm mùi thảo mộc tự nhiên.
Thành phần bên trong của ngải cứu chứa lượng tinh dầu lớn, ngoài ra còn chứa các chất như monoterpen, tetradecatrilin, dehydro matricaria ester, tricosanol, rachel ancol.
Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe
Theo Đông y, ngải cứu có thể điều trị được một số bệnh thông thường như:
Chữa bệnh xương khớp
Ngải cứu có tính ấm nên giúp lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, kháng viêm. Vì thế bạn có thể dùng ngải cứu để làm bài thuốc chữa các bệnh lý về xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Ngải cứu cũng là thành phần chính bên trong đai lưng thảo dược Hatoco. Đai lưng làm nóng các tinh chất thảo dược để điều trị các cơn đau mỏi xương khớp cho người bệnh. Ngoài ra, đai lưng thảo dược còn giúp lưu thông khí huyết, giữ ấm cơ thể, cố định cột sống, phòng và hạn chế tái phát chấn thương.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu có tác dụng chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả. Với tính ấm lá ngải cứu cũng sẽ giúp các chị em bớt cảm giác đau bụng kinh và khó chịu.
Bài thuốc từ lá ngải cứu đó là chị em có thể uống trà ngải cứu hoặc chườm nóng cốt ngải cứu.
Giúp an than
Trong dân gian lá ngải cứu có tác dụng giúp an thai, dưỡng thai cho chị em. Bên cạnh đó, chị em nào bị lạnh tử cung khó mang thai cũng có thể sử dụng các bài thuốc từ ngải cứu để làm ấm tử cung, giúp cho quá trình thụ thai được tốt hơn.
Chữa suy nhược cơ thể
Lá ngải cứu khi được hầm cùng gà, hạt sen, kỷ tử… sẽ giúp điều trị chống suy nhược cơ thể, chán ăn. Những ai mới ốm dậy, mới phẫu thuật cũng có thể ăn các món ăn hầm ngải cứu để bồi bổ cơ thể.
Giúp cầm máu
Theo Đông y, lá ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn và giảm đau. Với trường hợp bị chảy máu cần phải sơ cứu nhanh bạn cũng có thể giã lá ngải cứu ra để cầm máu.
Giúp lưu thông máu
Các món ăn từ ngải cứu cũng có tác dụng cải thiện tình trạng lưu thông máu, hay bị đau đầu do thiếu máu. Món ăn rất đơn giản đó là mọi người sẽ chiên trứng với ngải cứu để ăn, một tuần bạn có thể ăn 2 – 3 bữa.
Chữa bệnh hô hấp trên
Ngải cứu khi kết hợp với khuynh diệp, lá bưởi có thể chữa chứng cảm mạo, ho khan, đau họng. Để chữa bạn có thể đun nước uống hoặc dùng lá ngải cứu đun nóng lên và xông.

Hướng dẫn cách ăn ngải cứu đúng cách
Trong ngải cứu có dược tính cao nên có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá liều còn có thể gây ra ngộ độc thần kinh, làm cho dây thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới run chân cục bộ hoặc co giật. Ở một số người có gây nên tình trạng chóng mặt, ảo giác, nói sảng.
Khi bạn ăn hoặc uống nước ngải cứu quá nhiều còn có thể bị ngộ độc. Biểu hiện của ngộ độc ngải cứu đó là họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng 1 giờ sẽ xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, lợm giọng, buồn nôn và nôn.
Theo các bác sĩ Đông y, người khỏe mạnh chỉ nên ăn ngải cứu 2 – 3 lần/tuần. Còn nếu bạn mắc bệnh lý gì thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngải cứu kỵ gì?
Ngải cứu kỵ gì? Dưới đây Hatoco sẽ giúp bạn hiểu rõ ngải cứu kỵ những đối tượng nào?
Ngải cứu kỵ người bị viêm gan
Tinh dầu ngải cứu có chứa thành phần chữa bệnh, tuy nhiên trong đó cũng có những độc tính nếu sử dụng không đúng người. Những ai bị viêm gan nếu sử dụng ngải cứu sẽ làm cho độc tố đi vào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan gây vàng da, làm cho gan bị to ra, nước tiểu bị đục, có lẫn dịch mật. Đó chính là lý do những ai đang mắc các bệnh về gan nên tránh ra các món ăn về ngải cứu.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng chính của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, là vị thuốc có tác dụng nhuận tràng. Vì thế những ai đang mắc chứng bệnh viêm ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu nếu không bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Phụ nữ ăn ngải cứu khi mang thai
Theo các bác sĩ Đông y, có 02 trường hợp nếu mang thai – thai phát triển bình thường thì không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu.
Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai, thai có dấu hiệu ra máu bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào để thỏa hết độc tố và sắc lên uống. Tuy nhiên, khi sử dụng để đảm bảo an toàn bạn cũng cần phải tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo các bác sĩ, phụ nữ khi đang mang thai bình thường thì không dùng bất cứ dược liệu nào. Nếu ăn nhiều ngải cứu sẽ làm nguy cơ bị ra máu, co bóp tử cung dẫn tới sinh non.
Ăn ngải cứu khi đang dùng thuốc
Các hợp chất trong ngải cứu sẽ tác động đến thuốc điều trị như thuốc điều trị động kinh gabapentin, primidone làm cho bệnh tình không thể thuyên giản.

Hướng dẫn bạn cách chế biến các món ăn ngon từ ngải cứu
Từ nguyên liệu là rau ngải cứu bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon cho gia đình như:
Gà tần ngải cứu đỗ đen
– Nguyên liệu chuẩn bị
– 2 chiếc đùi gà ta
– 1 bó rau ngải cứu
– 50g đỗ đen
– 7 cây nấm hương ngâm nở
– 1 nhánh gừng băm nhỏ
Cách thực hiện
Bước 1: Đậu đen bạn mang đi rửa sạch, ngâm qua đêm cho đậu nở
Bước 2: Đùi gà bạn rửa sạch, ướp với một chút muối và bột nêm
Bước 3: Ngải cứu rửa sạch rồi cho vào nồi, sau đó bạn xếp một lớp ngải cứu dưới đáy nồi bên trên xếp đùi và đỗ đen. Phía trên cùng bạn trải một lớp ngải cứu nữa.
Bước 4: Bạn đun nồi khoảng 05 đợi cho gà ra nước, lúc này bạn cho nấm hương và gừng vào. Bạn đun cho nồi gà sôi rồi để lửa nhỏ hầm trong 1 giờ. Gà chín mềm, bạn nêm lại cho vừa vị rồi tắt bếp.
Trứng rán ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị
– 4 quả trứng
– Lá ngải cứu
Cách thực hiện
Bước 1: Rau ngải cứu bạn nhặt lá non, bỏ lá già, sau đó ngâm với nước muối loãng trong 05 phút rồi rửa sạch lại, dùng dao thái nhỏ vừa ăn
Bước 2: Bạn đập trứng gà ra bát, đánh ta, cho ngải cứu cùng chút gia vị vào
Bước 3: Bạn cho dầu vào chảo, đun nóng, đổ hỗn hợp trứng ngải vào chảo và chiên ở lửa nhỏ. Sau khi thành phẩm chín đều 2 mặt thì bạn tắt bếp.

Trên đây Hatoco đã giúp bạn giải đáp ngải cứu kỵ gì. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích để sử dụng có hiệu quả loài thảo dược quý này.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!