Đốt ngải cứu có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Đốt ngải cứu từ lâu đã là bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền để điều trị tích đờm, sưng viêm, tắc nghẽn khí huyết…. Hơ nóng ngải cứu là phương pháp an toàn, cho hiệu quả tốt. Trong chuyên mục bài viết hôm nay bạn hãy cùng với Hatoco tìm hiểu kỹ hơn xem đốt ngải cứu có tác dụng gì nhé.
Đốt ngải cứu là gì?
Đốt ngải cứu là dùng sức nóng tác động và huyệt vị, đường kinh. Bạn có thể hiệu là đốt nóng dược liệu (Ngải cứu khô) để thực hiện xông, nghĩa là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích, tạo nên phản ứng của cơ thể giúp phòng và điều trị bệnh.
Đốt ngải cứu được hơ trên da nên tạo cảm giác nóng nhưng dịu, không bỏng rát. Sức nóng vào sâu đến huyệt đạo tạo cảm giác an toàn và thoải mái. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của ngải cứu còn có tác dụng an thần, tịnh tâm. Theo y học hiện đại, việc thay đổi nhiệt độ trên da sẽ tạo một cung xạ mới, giúp ức chế cung phản ứng “bệnh lý”. Đây là phương pháp giúp mang lại hiệu quả tốt trong cải thiện tuần hoàn khí huyết mà tuần hoàn khí huyết lại chính là yếu tố quyết định đến trạng thái sức khỏe của con người.

Xem thêm: Lá ngải cứu với trứng gà có tác dụng gì? Ăn đúng cách thế nào?
Đốt ngải cứu có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Đốt ngải cứu có rất nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh như:
Các chứng đau: Đau do căng cơ, đau do thoái hóa cột sống, đau do thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau do rối loạn tiêu hóa…
Các chứng bệnh như người bị mệt mỏi, cơ thể suy nhược cơ thể, thở hụt hơi, tiêu hóa kém, tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng, hạ huyết áp, tiểu đường, dễ bị cảm, bị hôi tay chân…
Chữa các bệnh thuộc hàn chứng như: Tay chân lạnh, người lạnh, người hay sợ lạnh, viêm phế quản, hen suyễn, ho do lạnh, đau bụng kinh thể hàn, thể huyết ứ….
Điều trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều bệnh tật. Để điều trị tốt hơn căn bệnh mất ngủ bạn có thể sử dụng gối thảo dược Hatoco. Thành phần bên trong gối thảo dược Hatoco hoàn toàn là các dược liệu tự nhiên nên rất an toàn và lành tính. Chiếc gối sẽ giúp mọi người thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, phòng ngừa bệnh xương khớp và chữa trị đau mỏi vai gáy rất hiệu quả.
Hướng dẫn kỹ thuật đốt ngải cứu
Điếu ngải cứu có hình trụ dài, quấn nhỏ. Khi bạn hơ nóng điếu ngải cứu chữa bệnh bạn cần phải đốt một đầu. Tay người hơ sẽ cầm điếu ngải, hơ lên vùng da hoặc huyệt đạo của người bệnh. Người thực hiện cần phải nắm vững kỹ thuật hơ nóng điếu ngải để thực hiện chuẩn xác, tránh gây bỏng rát cho người bệnh.
Khi cầm điếu ngải bạn cầm bằng ngón trỏ và ngón cái, ngón út sẽ đặt lên mặt ra người đốt để làm điểm tựa. Bạn di chuyển tay, đặt điếu ngải cách da khoảng 1cm để tìm đúng huyệt. Nếu chọn được đúng huyệt đạo thì khoảng 2 giây sau bệnh nhân sẽ kêu đau và có cảm giác nóng rát, khó chịu. Cảm giác như đang bị đốt nóng, buốt, chịu một lực hút sâu vào cơ gây nhức nhối hoặc nóng ngứa.
Người đốt ngải cứu sẽ căn cứ vào các đồ fhinhf và sinh huyệt trên vùng mặt, đầu, cổ, gáy để rà soát các huyệt đạo, xác định được điểm cần phải tác động, rồi thực hiện chẩn và trị bệnh theo các kỹ thuật trên.
Thời gian đốt ngải cần phải hợp lý vì đây là phương pháp tác động có ảnh hưởng trực tiếp lên da. Thời gian đốt mỗi huyệt là khoảng 1 – 3 phút, mỗi lần đốt ngải kéo dài 15 – 20 phút. Người bệnh có thể đốt ngải 1 – 2 lần/ngày, thời gian 10 – 12 ngày cho một liệu trình.

Giới thiệu các phương pháp đốt ngải hiện nay
Hiện nay có các phương pháp đốt ngải gồm có
Đốt ngải đơn độc
Đây là phương pháp chỉ sử dụng điếu ngải, có 04 kỹ thuật thực hiện tùy vào mục đích điều trị gồm có: Cứu ngải để yên, cứu ngải xoay tròn, cứu điếu ngải lên xuống, cứu nóng. Phương pháp đốt ngải cứu này thường sử dụng trong điều trị các bệnh thuộc chứng lạnh, tác dụng là giúp làm ấm, đẩy hơi lạnh ra khỏi cơ thể.
Đốt ngải kết hợp châm
Cứu kết hợp châm là phương pháp giúp trị bệnh cân bằng âm dương, tăng hiệu quả điều trị bệnh bởi được tác động cả châm và cứu.
Đốt ngải kết hợp xoa bóp
Xoa bóp có tác dụng rất tốt để điều chỉnh hiệu quả hệ thống thần kinh, nội tiết, miễn dịch của cơ thể, thông qua kích thích các giác quan xúc tác và nhiệt độ. Khi vừa kết hợp đốt ngải, vừa kết hợp với xoa bóp sẽ giúp lưu thông khí huyết, làm ấm kinh mạch trong cơ thể, giúp cho người bệnh thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Những trường hợp không nên đốt ngải cứu
Đốt ngải cứu mặc dù mang tới nhiều công dụng tốt nhưng không có công năng có thể trị được bách bệnh. Vì thế cũng sẽ có một số trường hợp chỉ định không được đốt ngải cứu.
Bệnh nhân đang sốt cao
Phương pháp này không có tác dụng đối với bệnh nhân đang sốt cao, bởi điều này có thể gây tác động tiêu cực cho tình trạng bệnh.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ăn ngải cứu và điếu ngải không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bởi bên trong chứa nhiều hoạt chất không tốt ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai còn có nguy cơ bị sảy thai.
Người có bệnh lý về tim, thận
Đốt ngải cứu sẽ sản sinh ra một số chất không tốt có thể tác động đến người bị mắc bệnh tim và thận.
Ngoài ra khi đốt ngải cứu bạn cũng nên thận trọng cho vùng da mặt, da mắt, vùng xương chậu của phụ nữ, vì tàn điếu có thể sẽ làm phỏng và mất thẩm mỹ.

Hướng dẫn bạn cách làm điếu ngải tại nhà
Công dụng chữa bệnh của điếu ngải không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Phương pháp này được nhiều người tin dùng nhưng lại chưa biết cách chế tạo thế nào để tiện sử dụng. Sau đây Hatoco sẽ hướng dẫn bạn cách quấn điếu ngải đơn giản tại nhà.
– Chuẩn bị ngải nhung
Lá và cành ngải cứu bạn rửa sạch, phơi khô, đem phơi trong bóng râm hoặc những nơi có ánh sáng yếu. Bạn phơi đến khi nào ngải cứu khô thì mang đi tán nhỏ. Sau đó dùng máy rây bột để rây thật mịn bột ngải cứu, sau đó ta sẽ thu hoạch được phần lông trắng và tơi để làm mồi cứu. Phần này còn được gọi là ngải nhung. Khi làm điếu ngải chúng ta sẽ chỉ sử dụng lông ngải bởi vì chúng có chứa nhiều tinh dầu.
Nếu bạn không có thời gian cũng có thể mang đi sao khô. Ngải cứu sau khi thu hoạch bạn đem đi rửa sạch, cho vào một chiếc chảo gang lớn, đun đến khi nhỏ lửa. Sao ngải cứu cho đến khi lá giòn rồi bạn hạ thổ, có nghĩa là phơi dưới nền đất. Tiếp đến bạn cho lá ngải cứu vừa sao xong vào cối giã nát nhuyễn hoặc vào một chiếc rổ, chà xát cho đến khi lá nhuyễn thành bột là được.
– Cách quấn điếu ngải
Bằng một trong hai cách làm trên bạn sẽ thu được bột ngải nhung. Tiếp theo bạn sẽ dùng lá ngải cứu khô vò nát, bỏ cuống lá và cành để có được bột để làm điếu ngải. Bột điếu ngải cùng ngải nhung sẽ được cuộn thành hình như điếu thuốc lá, chiều dài khoảng 15cm. Sau khi quấn xong, bạn gói 2 đầu điếu ngải để không bị rớt. Như thế chúng ta đã có được điếu ngải để chữa bệnh. Bạn quấn điếu ngải như hình thuốc lá, chiều dài khoảng 15cm.
Bài viết trên đây Hatoco đã giúp bạn hiểu rõ đốt ngải cứu có tác dụng gì. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ này hữu ích đến bạn đọc. Đốt điếu ngải là phương pháp an toàn và cho hiệu quả tốt, bạn có thể tự làm tại nhà hoặc đến các trung tâm để điều trị cho an toàn nhé.
Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!